Cây tre là một trong những loài cây tượng trưng về nhiều mặt của nền văn hóa nước ta. Hình ảnh cây tre đã gắn liền với bao thế hệ cha ông. Đến tận bây giờ tre vẫn là một nguyên vật liệu được dùng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là xây dựng và trang trí nội thất. Để tìm hiểu rõ hơn về loài cây này thì quý khách hàng có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Nguồn gốc xuất xứ của cây tre
Cây tre là một loài cây thân gỗ thuộc giới Plantae, bộ Poales, Họ Poaceae, Tông Bambuseae. Loại cây rẻ trùm có phẩn thân dài từ lòng đất lên đến ngọn. Cây tre đã có nguồn gốc từ hơn 2000 năm trước công nguyên. Không thể xác định thời gian chính xác nhưng cũng đã giúp ta phần nào hiểu được sức sống mãnh liệt của chúng. Cây tre có mặt rất nhiều nơi trên thế giới những vẫn chưa có ai tìm hiểu ra loài cây này có xuất xứ từ đâu.
Có bao nhiêu loại cây tre tại Việt Nam
Camus and camus là công trình đầu tiên nghiên cứu về các loại tre tại Việt Nam vào năm 1923 và phát hiện ra 73 loài tre – trúc tại Việt Nam. Vào năm 1978 rìm thấy thêm khoảng 50 loài nữa. Đến năm 1999 được thống kê tổng cộng có 123 loài tre khác nhau. Đến ngày nay, Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới về diện tích tre nứa với 914 loài và 26 chi. Nước ta là nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nên rất phù hợp cho sự phát triển thực vật cũng như sinh trưởng của tre. Tre được phân bố rộng rãi khắp mọi miền trên tổ quốc, mỗi nơi có một loài đặc trưng.
Đặc điểm hình thái của cây tre trong tự nhiên
Cây tre thuộc 1 lớp trong lớp thực vật một lá mầm. Đặc điểm hình thái của thân tre vừa giống các loài cỏ, cũng vừa giống các thân cây gỗ. Thân tre có láng rỗng và đốt đặc. Không mềm quá và cũng không cứng quá. Loại này rất dễ dàng nhận biết nhờ vào hình thái bên ngoài.
Lá tre
Cũng tương tự bao loài cây khác phần này là cơ quan quan trọng của quá trình quang hợp. Lá được hình thành nhờ do bẹ lá và phiến lá tạo thành, đặc biệt hơn là lá không có lông tơ. Chỉ có 3 – 5 đôi gân bên song song. Lá tre bao gồm có: Phiến lá, cuống lá, tay lái, lưới lá và bẹ lá.
Lá tre còn được gọi là trúc nhự, phần lá non được dùng trong các vị thuốc của các thầy lang ngày xưa. Dùng điều trị các bệnh thông thường như cảm mạo. Có thể báo chế tinh dầu giống như các loài cây mang tính dược tính cao.
Rễ tre
Tại một số nơi những gốc tre già đào lên phơi khô làm củi đun, được gọi là “trúc thạch”, một vị thuốc quý. Đây là đoạn gốc tre già sau khi cây tre bị đốn, chưa chết hẳn mà vẫn còn lốm đốm xanh. Trúc Thạch ở những loại cây tre thường sẽ là đoạn nằm sát đất. Còn đối với cây tre trổ hoa thì toàn thân là Trúc Thạch. Những hạt xoắn nằm trong mắt tre được gọi là Trúc Tạo. Trúc Tạo thường được dùng làm gia vị ăn uống, trị được chứng hơi thở hôi hám hay hỏng răng.
Phần rẻ tre tre thường được các nghệ nhân sử dụng để tạo ra những sản phẩm điêu khắc vô cùng sinh động.
Thân tre
Trong xây dựng cây tre được dùng làm vật liệu xây dựng như: làm nhà, lợp mái,.. Theo UNESCO 1000 ngôi nhà có thể được xây dựng bở 70 hecta tre. Trong công nghiệp: Sản xuất giấy, ván ép, chất đốt diesel sinh học,.. Trong thủ công mỹ nghệ: Dùng làm ra các sản phẩm trang trí nhà cửa như: khung tranh ảnh, bát, đĩa, bàn, ghế, giường, tủ,…
Tre sẽ là một nguyên vật liệu chủ đạo trong tương lai, giúp thay thế rất nhiều nguyên vật liệu khác trong xây dựng.
Hoa tre
Đây là một trong những điểm đặc biệt nhất của loài cây này. Khi tre đạt độ tuổi từ 60 đến 100 năm mới có thể ra hoa. Mỗi một lần cây ra hoa sẽ khiến tre suy kiệt và chất dần. Tại Ấn Độ hoa tre được xem là điểm gỡ bởi hoa tre khi ra bông sẽ thu hút động vật cắn phá mùa màn, gây thiệt hại khá nặng. Để có thể nhìn thấy được hoa tre nở thì hãy đến những làng nghề có những khu canh tác tre lâu đời.
Đặc điểm môi trường sống của tre
Tre có khả năng sinh trưởng và tái sinh vô cùng mạnh mẽ. Măng tái sinh dựa trên những cá thể tre trưởng thành và phát triển rất nhanh. Những loài tre – trúc sinh trưởng rất nhanh vì thân, cành, thân ngầm của tre trúc đều chia đốt, mỗi đốt đều có tổ chức phân sinh, đều sinh trưởng nên tre trúc lớn lên rất nhanh.
Tre có thể hoàn chỉnh hình thái sau 3 tháng trồng và có thể khai thác sau 2 – 3 năm canh tác. Để minh chứng cho khả năng sống sot của cây tre thì tại những địa hình núi cao trên 4000m cây tre vẫn có thể phát triển. Những nơi nghèo chất dinh dưỡng cũng lớn lên bình thường. Biểu tượng cho tinh thần quật khởi, cần cù, luôn sống sót trong mọi tình huống.
Hình ảnh tre có ý nghĩa như thế nào
Tre tuy là một loại thực vật nhưng chứa đựng trong đó bao nhiêu hàm ý của cuộc sống. Nguyên liệu trong các ngành nghề giúp cải thiện kinh tế.
Vai trò của tre trong chiến tranh
Tre được dùng làm vũ khí chống giặc của cha ông ta bao nhiêu năm qua đã trở thành một công cụ nhiều chức năng. Những lũy tre làng dày đặc giúp bảo vệ ngôi làng và che giấu không bị kẻ địch phát hiện. Những vũ khí từ tre như: Cung, nỏ, giáo, gậy, bẩy,… Đã đánh đuổi biết bao nhiêu quân thù khỏi lãnh thổ của nước ta.
Công dụng của cây tre trong đời sống
Trong đời sống hằng ngày của chúng ta vật dụng từ tre vẫn luôn hiện hữu với nhiều công dụng khác nhau. Những vật dụng thường xuyên sử dụng như: Đũa, rỗ, cán dao,…. Những vật dụng với mức giá rẻ nhưng có thể sử dụng được rất lâu. Vừa an toàn cho sức khỏe so với những đồ nhựa khác.
Cây tre trong văn học nghệ thuật
Các tác phẩm văn học ngày nay vẫn mang có nhiều tác phẩm mang hình ảnh tre truyền tải tối thế hệ con cháu. Quan điểm sống, tính cách,… Các tác phẩm nghệ nhân chế tác từ cây tre cũng rất nhiều trên thị trường. Vật dụng tre cũng được sử dụng ngày một nhiều nhờ vào sự đa dạng, và an toàn đối với sức khỏe con người.
Ý nghĩa của cây tre trong phong thủy
Tre còn được sử dụng như một vật phẩm phong thủy giúp đem lại may mắn, thịnh vượng cho cả gia đình. Bởi vì, tre đã hội tụ đủ 5 yếu tố:
Mộc: Đại diện cho các loại cây nói chung, tre nói riêng.
Thổ: Nơi cây sinh trưởng và phát triển.
Thuỷ: Nguồn dinh dưỡng của cây.
Hoả: Đối với cây được trồng trong loại chậu cảnh làm bằng gốm nâu đỏ.
Kim: Đối với cây được trồng trong loại chậu cảnh làm bằng kính.
Cách sắp xếp phong thủy trong nhà cũng góp phần đem tiền tài đến với gia chủ.
Cây tre trong xây dựng
Các công trình gia cố nền đất ở miền bắc thường sử dụng những thân tre làm cọc. Giúp gia tăng sức chịu tải, giảm hệ số rỗng. Những sản phẩm tre nứa được làm ra nhiều như: phên tre, cót tre, liếp tre, mê bồ tre,… Giúp lót nền thi công và trang trí nội thất. Với chi phí rẻ và dễ dàng thi công. Trở thành nguồn nguyên liệu độc đáo và mới lạ. Thu hút rất nhiều nhà đầu tư chọn nguồn nguyên vật liệu này.
Trữ lượng tre hiện tại là bao nhiêu
Đối chiếu với số liệu rừng được thống kê năm 1999 thì tại Việt Nam đang có hơn 1.500.000 hecta trồng tre, gần bằng 5% diện tích rừng toàn quốc.
Rừng tre tự nhiên chiếm 1.415.552 hecta, tính ra gần 8.304.693.000 cây
Rừng Tre trồng có 73.516 hecta, tính ra có khoảng 96.074.000 cây. Với khả năng tái sinh và phát triển của tre thì đây sẽ trở thành nguồn nguyên vật liệu vô cùng dồi dào trong tương lai.
Giá trị kinh tế vượt trội mà tre mang lại
Cây tre có giá trị kinh tế cao về mọi mặt. Những cây tre trong thời gian phát triển sẽ sinh ra số lượng lớn măng non. Với mức giá 15.000đ đến 20.000đ một kg. Sau thời gian trưởng thành thì thân tre được đưa vào sử dụng với mức giá từ 8.000đ đến 15.000đ một cây tre. Mỗi năm cho thu nhập hàng chục triệu đồng trên 1 hecta.
Những sản phẩm từ tre sau quá trình xử lý tạo thành ván ép, đồ dùng, đồ mỹ nghệ có giá trị rất cao.
Kết luận
Tre là loại cây mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân tại các vùng núi thường xuyên canh tác. Giúp người dân có được nguồn thu nhập ổn định với những đặc tính sinh trưởng rất đặc biệt của nó. Lợi ích từ việc trồng tre còn xuất phát từ việc bảo vệ môi trường, nhiều người chọn sử dụng vật liệu tre ghép cũng bởi vì nó giúp hạn chế sử dụng nguồn tài nguyên rừng.